Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Nhà cầm quyền hiện nay còn ‘ác hơn cả đế quốc Mỹ’.

Việt Nam, 37 năm sau ngày thống nhất đất nước

Gia Minh, biên tập viên RFA  2012-04-27

Nhiều người dân Việt Nam từng trải qua hai cuộc chiến ‘chống Pháp và chống Mỹ’.
Photo courtesy of nguyenxuandienblog
Người dân Văn Giang trước ngày bị cưỡng chế
Thực dân, đế quốc từng bị cho là kẻ thù tại Việt Nam. Tuy nhiên nay chính những người từng trải qua hai cuộc chiến đó cho rằng nhà cầm quyền hiện nay còn ‘ác hơn cả đế quốc Mỹ’.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Quyết tâm đàn áp của Đảng trọng vụ Văn Giang Hưng Yên

Cảnh sát cơ động được điều đến tham gia cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang, Hải Hưng ngày 24/04/2012.Báo chí Việt Nam bị kiểm duyệt về vụ cưỡng chế ở Văn Giang

Cảnh sát cơ động được điều đến tham gia cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang, Hải Hưng ngày 24/04/2012.
REUTERS/Stringer

Người Dân Văn Giang bất khuất

Văn Giang một ngày sau cưỡng chế Quỳnh Chi, phóng viên RFA 2012-04-25

Tình hình bà con tại ba xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang ra sao sau khi chính quyền thực hiện cưỡng chế xong đối với 6 hecta đất nằm trong tổng số diện tích 72 hecta?
Photo courtesy of danlambao
Người dân huyện Văn Giang trong ngày bị cưỡng chế đất
Phần âm thanh
Tải xuống âm thanh

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Việt Nam: Đêm trắng của nông dân Văn Giang chống cưỡng chế đất

Nông dân ba xã bị tịch thu đất của huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên thức trắng đêm 23/04/2012 để chuẩn bị đối phó với lực lượng cưỡng chế.

Nông dân ba xã bị tịch thu đất của huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên thức trắng đêm 23/04/2012 để chuẩn bị đối phó với lực lượng cưỡng chế.
REUTERS/Stringer

Công an bắt giữ 20 người trong vụ cưỡng chế tại Văn Giang, Hưng Yên

Nông dân Văn Giang phản đối vụ trưng thu đất đai cho dự án thương mại du lịch Ecopark (REUTERS)

Nông dân Văn Giang phản đối vụ trưng thu đất đai cho dự án thương mại du lịch Ecopark (REUTERS)

Thanh Phương  RFI

Hôm qua 24/04/2012, chính quyền tỉnh Hưng Yên đã huy động hàng ngàn người, gồm an ninh, công an và dân phòng, cùng nhiều xe ủi đất để thi hành lệnh cưỡng chế thu hồi đất tại xã Xuân Quang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Những khu đất này được thu hồi để thực hiện dự án Ecopark (Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang).
Hơn 1000 dân làng đã chống lại việc cưỡng chế, khiến cảnh sát đã phải bắn hơi cay và lựu đạn khói để giải tán. Nhưng cuối cùng, trước một lực lượng quá đông đảo, người dân Văn Giang đã không thể ngăn chận được việc cưỡng chế.
Theo báo chí chính thức, chiều hôm qua, ông Bùi Huy Thanh, Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, thông báo là “đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, bàn giao 72,6 hecta cho chủ đầu tư theo đúng kế hoạch”. Ông Bùi Huy Thanh cũng thông báo là công an tỉnh đã tạm giữ 20 người bị coi là “có hành vi quá khích”, cũng như đang điều tra “những đối tượng cầm đầu tổ chức chống đối người thi hành công vụ.”
Người dân bị trưng thu đất cho dự án Ecopark đã khiếu kiện từ 8 năm nay, một phần vì giá đền bù quá thấp và một phần vì họ không công nhận tính hợp pháp của dự án này, đòi trả lại đất canh tác cho họ.
Một người dân huyện Văn Giang, Hưng Yên
 
25/04/2012
 
 
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ hôm nay, một người dân ở một trong ba xã bị cưỡng chế ở huyện Văn Giang ( xin được giấu tên vì lo ngại cho tính mạng ), cho biết họ có cảm tưởng như vừa bị ngoại xâm vừa trải qua một trận đại hồng thủy hay vừa bị một trận càn quét trong chiến tranh.
Những người dân vừa bị cưỡng chế thu hồi đất vừa rất căm phẫn trước hành động của chính quyền và chủ đầu tư, vừa lo ngại cho cuộc sống tương lai, vì số tiền đền bù chỉ đủ sống cho vài tháng, và nay họ không còn phương tiện nào khác để sinh sống.

 

Đừng chĩa súng vào dân!


photo-200.jpgQuỳnh Chi, phóng viên RFA  2012-04-24

Mặc dù gặp sự phản đối quyết liệt của người dân huyện Văn Giang nhưng vụ cưỡng chế cánh đồng 70 hecta của xã Xuân Quan vẫn diễn ra sáng sớm ngày 24-04-2012.
Phần âm thanh
Tải xuống âm thanh

Lực lượng công an dày đặc trong ngày cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang hôm 24/4/2012. Thính giả gửi RFA
Cưỡng chế, bắt người

3.000 công an, bộ đội đối đầu với 2.000 nông dân Hưng Yên

Việt Hà, phóng viên RFA 2012-04-23

Vào rạng sáng ngày 24 tháng 4, chính quyền tỉnh Hưng yên đã huy động các lực lượng công an, bộ đội đến cưỡng chế cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan của huyện Văn Giang.
Citizen photo
Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012 để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark.

Hỗn loạn

Vào khoảng 5 giờ 30 phút sáng nay, hàng nghìn công an, bộ đội cùng khoảng 40 máy xúc máy ủi đã được huy động đến cưỡng chế cánh đồng xã Xuân Quan, trong sự chống trả quyết liệt của khoảng 2000 người dân của ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao.
Vào lúc 8 giờ 30 sáng, một người dân xã Xuân Quan cho chúng tôi biết tình hình sự việc như sau:

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Trung Quốc “nói một đàng làm một nẻo”

Thanh Quang, phóng viên RFA  2012-04-19

Trong thời gian gần đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp tục gây nhiều chú ý khi Bắc Kinh “nói một đàng làm một nẻo” khiến các tiểu quốc trong khu vực – và cả Hoa Kỳ - quan ngại.
AFP PHOTO
Toàn cảnh Đại lễ đường nhân dân trong quá trình bỏ phiếu vào ngày cuối cùng của Quốc hội Trung Quốc ở Bắc Kinh vào ngày 14 tháng 3 năm 2012.

Chiến thuật “Lộng giả thành chân” của Trung Quốc tại Biển Đông

Quỳnh Chi, phóng viên RFA 2012-04-20

Nhiều năm nay, để bảo vệ chủ quyền được cho là của mình tại Biển Đông, Trung Quốc không có hành động nào ngoài việc liên tiếp lên tiếng khẳng định chủ quyền và đẩy mạnh hình ảnh đường lưỡi bò trên quốc tế.
Nguồn báo TQ/peopledaily.cn
Tàu chiến Haijian (Hải Giám) hiện đại của Trung Quốc tuần tiểu ngày đêm trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Nhiều người cho rằng Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật “Big lie” – “Lộng giả thành chân”. Quỳnh Chi tường trình trong phần sau:

Thực Chất cuộc chiến Việt Nam


TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM
       
               Lê Công Truyền

TQLC, KBC 3331

Bàn về thực chất của một cuộc chiến không thể không biết danh xưng đích thực của cuộc chiến. Lấy tên các quốc gia lâm chiến hoặc nơi cuộc chiến xảy ra để đặt tên cho một cuộc chiến là điều chúng ta thường nghe thấy, chẳng hạn như “Hoa-Nhựt Chiến Tranh”, “Pháp-Đức Chiến Tranh”, “Chiến Tranh Triều Tiên”, “Chiến tranh Iraq” v.v. Do đó, cuộc chiến từ năm 1955 đến năm 1975 được gọi là “Chiến Tranh Việt Nam” hoặc “Chiến Tranh Quốc Cộng” cũng không có gì sai vì thật sự nó đã xảy ra trên đất nước Việt Nam và giữa những người Quốc gia và Cộng sản. Tuy nhiên, gọi như thế, người ta không hiểu tại sao cuộc chiến đó đã xảy ra. Theo chiến lược gia Karl Von Clausewitz, chiến tranh bùng nổ không do bên bị tấn công mà do phía tấn công bởi lẻ, theo ông, vì bị tấn công nên phải tự vệ và chiến tranh mới xảy ra. Vì thế, việc đặt tên cho cuộc chiến 1955-1975 tại Việt Nam để xác định bên nào chủ trương tấn công, tấn công để làm gì và bên nào phải tự vệ, tự vệ để làm gì, là điều cần thiết để biết rõ thực chất của cuộc chiến. Do đó, mặc dầu đã hơn 32 năm trôi qua kể từ khi cuộc chiến “chấm dứt”, việc xác định thực chất của cuộc chiến qua việc đặt tên cho cuộc chiến không phải là điều vô bổ.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

“Thưa cô - em cũng muốn tin nhưng không thể!”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)

“Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước, thì không phải. Thưa cô! em nghĩ như vậy…” 

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Vụ Đoàn Văn Vươn khơi dậy tranh cãi về bất công xã hội tại Việt Nam

Trà Mi - VOA | Washington DC
clip_image001
Nhà ông Đoàn Văn Vươn bị phá hủy
Quy định dân chỉ có quyền sử dụng, chứ không có quyền sở hữu đất đai là lý do khiến hồ sơ khiếu kiện đất đai chiếm nhiều nhất trong số các đơn thư khiếu nại trong nước. Phương châm ‘đất thuộc toàn dân do nhà nước quản lý’ đã đẩy biết bao nhiêu gia đình ra khỏi mảnh đất nương thân mà họ nhọc công gầy dựng từ chính mồ hôi, nước mắt, sức lao động lương thiện của mình cũng như gây ra bao cuộc tranh chấp mà kết cục thường bất lợi cho người dân đi khiếu kiện, đôi khi còn dẫn tới án mạng hoặc án tù. Phát súng mới đây

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Chế độ công hữu và chủ nghĩa xã hội, thứ gì quý hơn?

Trần Minh Thảo

Dưới đầu đề như đã thấy, tác giả muốn phân tích một số hệ quả đáng lo ngại do việc duy trì chế độ công hữu dẫn tới. Chúng tôi xin đăng lên để các chuyên viên chính sách của Nhà nước đang chuản bị dự thảo Hiến pháp sửa đổi cân nhắc mọi mặt lợi hại, và bạn đọc xa gần rộng đường tham khảo.
Bauxite Việt Nam
Đối lập với sỡ hữu tư nhân - là yếu tính của chủ nghĩa tự do tư sản - là sở hữu toàn dân, sở hữu công, sở hữu nhà nước...

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Andre Hồ Cương Quyết và HS Nỗi đau mất mát

Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát

2012-04-06
"Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát" của tác giả Andre Hồ Cương Quyết vừa ra mắt lần đầu khán giả Việt Nam tại 4 nước Châu Âu gồm Pháp, Đức, Tiệp và Ba Lan trong 2 tháng vừa qua.
AFP
Andre Hồ Cương Quyết tác giả bộ phim "Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát"
Tác giả bộ phim đã đồng hành cùng bộ phim mỗi buổi chiếu và gặp gỡ khán giả trong chiến dịch vận động dư luận, quyên góp ủng hộ ngư dân và trao đổi trực tiếp với khán giả xem phim.   

Những thách thức đối với Đảng cộng sản Việt Nam


Hoàng Anh

Là đảng duy nhất và nắm quyền lãnh đạo tại Việt Nam, Đảng cộng sản VN đã mặc định về vị trí của mình trong toàn bộ quy trình quyền lực và ra quyết định cũng như kiểm soát hệ thống quản trị. Nhưng hiện nay Đảng cộng sản VN đang đối mặt với một số thách thức mà nếu có cái nhìn thật khách quan, sẽ dễ dàng cảm nhận ra tính nghiêm trọng hay không của nó.

Huế 1968: Khăn Tang và Nước Mắt đường lên Ba Đồn

2008-02-01 Thiện Giao, phóng viên đài RFA


Trong bài thứ ba của loạt 5 bài tường thuật tưởng niệm biến cố Mậu Thân tại Huế năm 1968, biên tập viên Thiện Giao của đài chúng tôi sẽ tiếp tục gởi đến quí thính giả nghe đài những nét chính yếu của cuộc phản công tái chiếm Huế mà đỉnh cao là ngày 22 tháng Hai, khi quân lực Việt Nam Cộng Hoà tái chiếm Đại Nội và Kỳ Đài Phu Văn Lâu.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Huế, 40 năm sau Tết Mậu Thân, vết thương vẫn chưa lành

2008-01-31


Thiện Giao, phóng viên đài RFA
Cách đây đúng 40 năm, trong chiến dịch Đông Xuân 1967 – 1968, Quân Đội Bắc Việt, dưới danh nghĩa là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đã đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã miền Nam Việt Nam. Thời điểm cuộc tấn công diễn ra đúng vào giao thừa trong bối cảnh hai phía Bắc – Nam và cả quân đội đồng minh đã thoả thuận hưu chiến 36 giờ đồng hồ để người dân được yên hưởng một Tết truyền thống trong hoà bình.
RFA graphic. >> Xem hình lớn hơn

Huế, 25 ngày kinh hoàng của 40 năm trước

2008-01-31

Thiện Giao, phóng viên đài RFA
Thưa quí vị, trong bài trình bày trước, để mở đầu cho loạt bài về biến cố Mậu Thân năm 1968 tại Huế, chúng tôi đã gởi đến những con số tổn thất nhân mạng, những nhận định liên quan đến vụ thảm sát nhiều ngàn người tại Huế trong tháng Hai năm 1968.

Watch the video Vietnam Battle for Hue on Youtube.

Vướng mắc về vấn đề Biển Đông tại ASEAN 20

Chủ tịch ASEAN: Biển Đông là vấn đề của ASEAN và Trung Quốc  Quốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh

2012-04-04
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần 20 diễn ra hai ngày, từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 4 tại thủ đổ Phnom Penh đã bế mạc.
Photo Quốc Việt RFA
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại ASEAN 2012
Các nhà lãnh đạo ASEAN nhất trí tiếp tục các nỗ lực hợp tác vì hòa bình, an ninh và giải quyết vấn đề biển Đông trong khu vực. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình như sau:

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Chuyên gia tư vấn hàng đầu: con đập rất nguy hiểm

Mặc-Lâm, RFA

Đập Thủy điện Sông Tranh 2 bị nứt khiến giới khoa học chú ý vì sự cố này có thể gây nên nhiều tác hại cho người dân tại khu vực hạ nguồn nếu con đập bị vỡ. Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Xây dựng khẳng định rằng đập Sông Tranh 2 sẽ không bị vỡ kể cả khi có động đất xảy ra. Tuy nhiên TS Nguyễn Bách Phúc, chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TPHCM, kiêm Viện trưởng Viện Điện, Điện tử Tin học (EEI) phản bác ý kiến đó.
phunutoday photo courtesy
Công nhân sửa chữa những chỗ rò rỉ

Mặc Lâm: Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc đã cho phép chúng tôi có cuộc nói chuyện ngày hôm nay. Thưa ông, trước biến cố nứt đập thủy điện Sông Tranh 2 đang diễn ra hiện nay, với tư cách là một chuyên gia thì điều ông lo ngại nhất là gì?